QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN NGỌC HIỂN NĂM HỌC: 2021 - 2022
QUY CHẾ
LÀM VIỆC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN NGỌC HIỂN
NĂM HỌC: 2021 - 2022
QUY CHẾ
LÀM VIỆC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN NGỌC HIỂN
NĂM HỌC: 2021 - 2022
Căn cứ Thông tư số 28/2020/TT-BGD&ĐT ngày 4 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học;
Căn cứ Thông tư số 20/2018/TT-BGD-ĐT, ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở GDPT;
Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022, nhà trường đề ra quy chế làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh với những nội dung cụ thể như sau:
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi thực hiện
Quy định này chỉ quy định về lề lối làm việc, công tác giảng dạy của CB-GV-NV trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển.
Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng với Công đoàn, Tổng phụ trách Đội của trường.
Quy chế này quy định mọi hoạt động thường xuyên của nhà trường như: Chế độ thông tin, báo cáo, giải quyết công việc của nhà trường. Những vấn đề khác không thuộc quy chế hoặc trái với văn bản pháp luật hiện tại và sau này sẽ thực hiện theo văn bản pháp luật hiện hành.
Điều 2. Nguyên tắc chung
Lề lối làm việc và nội dung công việc, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ làm việc của nhà trường phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Hiệu trưởng là người đứng đầu cơ quan trường học thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và chiụ trách nhiệm trước Phòng GD&ĐT và các cấp thẩm quyền lãnh đạo về toàn bộ công việc thuộc chức năng thẩm quyền.
2. Phó hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng quản lí một số công việc do Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công việc được giao.
+ Giúp Hiệu trưởng điều hành công việc hằng ngày trong nhà trường.
+ Thay mặt Hiệu trưởng quyết định công việc của Hiệu trưởng khi Hiệu trưởng vắng mặt, được Hiệu trưởng ủy quyền.
+ Trực theo dõi tổng hợp việc giải quyết công việc, chấm công và báo cáo những công việc đã giải quyết và chưa giải quyết (chờ xin ý kiến) vào phiên họp Ban lãnh đạo hàng tuần.
3. Các tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm lập kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ mình như sinh hoạt chuyên môn, thao giảng, dự giờ chéo rút kinh nghiệm, lên báo giảng, kế hoạch sử dụng thiết bị…chịu trách nhiệm trước phó hiệu trưởng phụ trách bộ phận được ủy quyền giải quyết.
4. Thành viên tổ hành chính có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình theo sự phân công của lãnh đạo nhà trường. Trực và làm việc nghiêm túc đúng giờ giấc quy định.
5. Tất cả CB-GV-NV đến cơ quan làm việc và lên lớp giảng dạy phải mang thẻ công chức và không hút thuốc lá, uống rượu, bia, trong khi làm việc, giảng dạy, không sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp; không làm việc riêng, sử dụng điện thoại trong các cuộc họp; không bỏ giờ, bỏ buổi dạy tuỳ tiện, cắt xén chương trình giáo dục.
6. Trong chỉ đạo, điều hành công việc lãnh đạo nhà trường thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng, đồng thời phát huy tinh thần chủ động, tính sáng tạo, ý thức trách nhiệm cá nhân.
7. CB-GV-NV của trường trong giải quyết công việc, công tác giảng dạy thực hiện đúng theo văn bản quy phạm pháp luật, quy chế chuyên môn, quy định của ngành, làm việc phải có kế hoạch. Đảm bảo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo và giảng dạy, nâng cao hiệu quả quản lí và chất lượng giáo dục, thực hiện cải cách hành chính, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
CHƯƠNG II
QUYỀN HẠN TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
Điều 3. Các hoạt động của lãnh đạo nhà trường
- Hàng tuần lãnh đạo nhà trường tổ chức họp giao ban đánh giá rút kinh nghiệm tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Xây dựng kế hoạch tuần, kế hoạch tháng, học kỳ và năm học để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Điều 4. Hiệu trưởng
- Xây dựng kế hoạch dài hạn 5 năm, năm học, học kỳ, tháng, tuần.
- Tổ chức bộ máy của nhà trường, thành lập và cử tổ chuyên môn, tổ hành chính quản trị, thành lập Hội đồng giáo dục và cử các hội đồng khác trong nhà trường.
- Phân công quản lí, kiểm tra công tác của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Đề nghị với Trưởng Phòng GD&ĐT về quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, đề bạc, khen thưởng và thi hành kỉ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định. Chịu trách nhiệm ký hợp đồng làm việc với giáo viên, nhân viên theo chỉ đạo của UBND huyện, Phòng Nội vụ, Phòng giáo dục và Đào tạo.
- Quản lí hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường.
- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, quy chế làm việc trong nhà trường.
- Quản lí học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức nhận học sinh vào học, giới thiệu học sinh chuyển trường, quyết định khen thưởng kỉ luật học sinh, xét duyệt đánh giá kết quả, đánh giá xếp loại học sinh lên lớp, thi lại, ở lại lớp.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các hoạt động của nhà trường.
- Phụ trách quản lí tổ văn phòng.
- Quản lí CSVC thiết bị và tài sản nhà trường.
- Kiểm tra CSVC, chỉ đạo lao động, trồng cây xanh, cây cảnh.
- Tổ chức các hoạt động phong trào thi đua trong nhà trường, phong trào thi đua kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm học.
- Phụ trách quản lý, thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhỡ các bộ phận thực hiện một số công việc ở văn phòng.
Điều 5. Phó Hiệu trưởng
- Xây dựng kế hoạch năm học, học kỳ, tháng, tuần theo trách nhiệm và nhiệm vụ được phân công.
- Cùng với hiệu trưởng tuyển sinh và biên chế lớp, thu nhận học sinh, chuyển đi, chuyển đến phải đảm bảo đúng thủ tục quy định.
- Quản lí các loại hồ sơ chuyên môn:
+ Học bạ, danh bộ, kết quả lên lớp, thi lại, ở lại lớp, tuyển sinh, trả hồ sơ học sinh khi học xong lớp 5 hoặc thôi học.
+ Theo dõi ghi chép các loại sổ như: chuyên môn, kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn.
+ Ký duyệt và thống kê các loại hồ sơ sổ sách của tổ trưởng và giáo viên.
+ Ký duyệt giáo án và kiểm tra hồ sơ giáo viên theo quy định.
+ Chịu trách nhiệm duyệt đề kiểm tra cuối kỳ I, cuối năm và đề các lần thi lại.
+ Kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở giáo viên soạn bài, chữa chấm bài, thực hiện đánh giá theo thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT, thực hiện chương trình và giảm tải theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Tham mưu với hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề, toàn diện, đột xuất thông qua hiệu trưởng.
+ Tổ chức và dự tất cả số lần thao giảng sinh hoạt chuyên môn các khối lớp.
+ Xét duyệt học sinh cuối năm khi được Hiệu trưởng phân công.
+ Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định (Phòng GD quy định trên máy và ghi chép các loại sổ).
+ Phụ trách bồi dưỡng phong trào thi giáo viên giỏi, viết chữ đẹp giáo viên, học sinh và các phong trào thi đua khác.
- Phụ trách công tác phổ cập CMC-PCGDTH đúng độ tuổi hàng năm.
- Quản lí, chỉ đạo cán bộ thư viện, thiết bị, CNTT thực hiện tốt công việc được giao.
- Trực và giải quyết công việc do hiệu trưởng phân công.
- Kiểm tra nền nếp lớp học, hồ sơ lên lớp của giáo viên, dụng cụ học tập của học sinh theo định kỳ.
- Phụ trách làm và báo cáo cơ sở dữ liệu ngành GD theo quy định.
- Thực hiện thêm một số nhiệm vụ khi hiệu trưởng phân công.
Điều 6. Công đoàn
- Xây dựng được quy chế làm việc Ban chấp hành, kế hoạch năm, học kỳ, tháng, tuần. Xây dựng lịch làm việc cụ thể ở văn phòng.
- Hàng tháng phải họp BCH Công đoàn. Chủ tịch nhận xét tình hình tháng qua và kế hoạch tháng tới.
- Theo dõi kiểm tra đôn đốc việc thực hiện ngày giờ công lao động.
- Xây dựng kế hoạch cho các tổ chấm công hàng tuần, hàng tháng.
- Xây dựng các kế hoạch phối hợp với nhà trường để thực hiện nhiệm vụ trong năm học.
- Theo dõi các chế độ chính sách, phát hiện kịp thời những sai sót của CB, GV, NV báo cáo hiệu trưởng và cùng hiệu trưởng xem xét giải quyết.
- Đôn đốc các tổ, nữ công, UBKT, Ban thanh tra nhân dân làm việc đúng chức năng nhiệm vụ được phân công.
- Kịp thời thăm hỏi động viên CB, GV, NV có hoàn cảnh khó khăn. Xây dựng các loại quỹ công đoàn theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch phát động, làm tốt các phong trào thi đua khen thưởng trong nhà trường, sơ tổng kết phong trào thi đua theo từng thời điểm. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhỡ CB, GV, NV thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong nhà trường.
- Phối hợp với lãnh đạo nhà trường tổ chức tốt Hội nghị CC, VC đầu năm.
- Thực hiện thêm một số nhiệm vụ khi hiệu trưởng phân công.
- Phân công UV BCH công đoàn trực hành chính phòng công đoàn hàng ngày.
Điều 7. Tổ chuyên môn
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lí kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình …
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy và giáo dục của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường.
- Tổ trưởng ký duyệt giáo án 4 lần/tháng; kểm tra kí duyệt hồ sơ chuyên môn 1 lần/tháng. Dự giờ 2 tiết/tuần. Kí duyệt giáo án trên máy tính theo quy định.
- Ra đề kiểm tra theo quy định, thống kê chất lượng học sinh theo định kì kiểm tra đảm bảo chính xác, đầy đủ, đúng biểu mẫu quy định.
- Đề xuất khen thưởng kỷ luật đối với giáo viên.
- Giúp hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác như: phê duyệt lịch báo giảng hàng tuần, mục đích yêu cầu, nội dung bài soạn,…
- Thông tin truyền đạt những vấn đề do Hiệu trưởng phân công cho giáo viên trong tổ.
- Triển khai các dự thảo kế hoạch. Qui chế của trường và tập hợp ý kiến của giáo viên phản ánh cho hiệu trưởng và hội đồng giáo dục.
- Định kì có báo cáo, đánh giá hoạt động của tổ theo quy định, đúng thời gian.
Điều 8. Chi đoàn trường - Tổng phụ trách Đội
- Xây dựng kế hoạch năm, học kỳ, tháng, tuần thông qua Ban chi ủy chi bộ.
- Chịu trách nhiệm tổ chức các ngày lễ lớn trong năm. (Xây dựng kế hoạch tổ chức cụ thể). Tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Hàng tháng họp BCH Chi Đoàn một lần vào cuối tháng khi tổ chức họp phải xây dựng nội dung làm việc cụ thể. Tránh làm việc không có sự chuẩn bị trước.
- Chuẩn bị tốt văn kiện, nhân sự tiến hành Đại hội chi Đoàn, Đại hội liên Đội của trường theo kế hoạch cấp trên.
- Tổng phụ trách Đội hướng dẫn cụ thể anh chị phụ trách lớp (GV chủ nhiệm) cùng tham gia công tác đội ở lớp. Nhất là việc sinh hoạt, hướng dẫn thể dục giữa giờ vui chơi, giải trí, chọn trò chơi dân gian đưa vào hoạt động ngoài giờ lên lớp, bồi dưỡng các năng lực, các phẩm chất, hạnh kiểm để các em được vào Sao nhi đồng.
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh, tuyên truyền các di tích lịch sử có trên địa bàn Thị trấn Đầm Dơi, phát triển đội viên.
- Có kế hoạch tổ chức, sinh hoạt mỗi tuần và thực hiện theo nhiệm vụ phân công của nhà trường một số việc có liên quan.
- Có trách nhiệm nhắc nhỡ GV, HS làm tốt khâu vệ sinh, trật tự ở trường.
- Thực hiện thêm một số nhiệm vụ khi hiệu trưởng phân công.
Điều 9. Kế toán - Văn thư
1. Kế toán
- Xây dựng cụ thể kế hoạch năm, tháng, tuần.
- Theo dõi ghi chép cụ thể các loại sổ, tài sản cố định, kiểm tra Quản lý CSVC… theo sự phân công của Hiệu trưởng.
- Nhận, cấp phát kịp thời những chế độ chính sách, đảm bảo đúng, chính xác, công khai kinh phí thu chi hàng tháng, hàng quý. Lập bảng lương và các chế độ khác thông qua hiệu trưởng, nộp cấp trên đúng ngày quy định.
- Hằng tháng cùng thủ quỹ thanh, quyết toán chứng từ thu chi đúng nguyên tắc tài chính. Đặc biệt là tài chính bán trú.
- Thông qua Hiệu trưởng việc đề xuất mua sắm, sửa chữa CSVC, dự toán, quyết toán, thu chi hàng tháng, quý, năm.
- Theo dõi cụ thể việc giáo viên bỏ việc, nghỉ phép, dạy thay, kiêm nhiệm lập tăng giờ chế độ.
- Các chứng từ liên quan đến chế độ thanh toán phải nộp trực tiếp kế toán, không được gởi người khác nộp.
- Tất cả chế độ chính sách khi giáo viên không rõ phải giải thích một cách đầy đủ trách nhiệm và báo cho Hiệu trưởng biết và có cách giải quyết.
- Cùng cán bộ y tế của trường chịu trách nhiệm thu quyết toán BHYT, nhận thẻ BH cấp cho học sinh đầy đủ, kịp thời.
2. Văn thư
- Kiểm tra rà soát, đối chiếu sổ sách những số liệu trong báo cáo (Nếu có sai sót thì trực tiếp mời giáo viên đến giải thích).
- Báo cáo số liệu hoặc tất cả các báo cáo có liên quan cho tổ trưởng có trách nhiệm và ghi phụ chú ở dòng cuối nộp cho văn phòng ngày, tháng, năm.
- Theo dõi ghi chép đầy đủ các công văn đi đến của các cấp và thực hiện các loại hồ sơ đúng quy định.
- Theo dõi kiểm tra việc công khai kế hoạch ở văn phòng (Tránh việc nhắc nhở nhiều lần) Nếu khó khăn báo cáo Hiệu trưởng giải quyết.
- Bảo quản giữ vệ sinh chung nơi làm việc.
- Tổng hợp, thống kê, lưu trữ nắm chính xác những số liệu báo cáo đúng thời gian quy định.
- Phụ trách làm và báo cáo các phần mềm theo quy định.
- Quản lí các con dấu của nhà trường.
- Thực hiện sổ sách trên hệ thống điện tử theo quy định
Điều 10. Thư viện - Thiết bị - CNTT
- Xây dựng kế hoạch cụ thể năm, học kì, tháng, tuần.
- Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định.
- Trực và làm việc hàng ngày theo giờ hành chính.
- Kiểm tra, sắp xếp ngăn nắp các loại hồ sơ sổ sách trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.
- Theo dõi và ghi chép các loại sổ đúng quy định.
- Ghi và theo dõi nhận, cấp phát các tài liệu, thiết bị giảng dạy theo hàng tháng có ký xác nhận của Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng lãnh đạo thư viện và chịu trách nhiệm việc cấp phát của mình.
- Phải bảo quản chặt chẽ, chu đáo Thư viện - Thiết bị, tuyệt đối không tiếp người không có trách nhiệm vào, hoặc tổ chức vui chơi, làm việc riêng.
- Khi CB, GV, HS đến quan hệ mượn và nhận các loại sách, văn phòng phẩm, trang thiết bị không được tự ý lấy mà yêu cầu thư viện mang đến cho mượn, cấp. Theo dõi chặt chẽ việc giáo viên - học sinh mượn sách đọc và mượn thiết bị dạy học.
- Thường xuyên kiểm tra việc quản lí thiết bị của giáo viên, học sinh mượn sử dụng trong năm học.
- Khi nhận sách, văn phòng phẩm, thiết bị phải nghiệm thu và nhập kho có biên bản cụ thể.
- Cuối năm học phải thu nhận lại sách, thiết bị giáo viên, học sinh nhận mượn, phải có kiểm kê đánh giá phần trăm tỉ lệ hao mòn, hư hỏng sách và thiết bị dạy học, có biên bản kiểm kê và thanh lí những loại sách, thiết bị không còn sử dụng. (Nếu hư hao mất mát bồi thường theo giá trị hiện hành).
- Vận động học sinh tặng sách giáo khoa, đồ dùng học tập cuối năm học để cho học sinh nghèo.
- Đồ dùng dạy học phải sắp xếp đảm bảo theo quy định chuẩn thư viện.
- Hằng năm bổ sung thêm sách, báo tạp chí…
* CNTT: Theo dõi quản lí mạng INTERNET, các thiết bị máy móc, giúp hỗ trợ CBGVNV trong việc vận hành các trang thiết bị máy tính. Cập nhật quản lí các phần mềm, hệ thống điện tử trong phạm vi nhà trường.
Điều 11. Y tế học đường
- Xây dựng kế hoạch năm, học kì, tháng, tuần thông qua Hiệu trưởng.
- Thường xuyên theo dõi sức khoẻ học sinh khi phát hiện bệnh phải sơ cứu và đưa đến trạm y tế khi có dấu hiệu bệnh nặng thêm.
- Có trách nhiệm giảng dạy và giáo dục nha khoa trong học sinh.
- Thường xuyên cho học sinh xúc miệng và nhổ răng theo kế hoạch của trạm y tế.
- Thực hiện thêm một số nhiệm vụ khi hiệu trưởng phân công.
- Cùng kế toán của trường chịu trách nhiệm thu quyết toán BHYT, nhận thẻ BH cấp cho học sinh đầy đủ, kịp thời.
Điều 12. Cán bộ phụ trách công tác phổ cập – chống mũ chữ
- Hằng năm có điều tra bổ sung, rà soát đối chiếu nắm rõ số học sinh chuyển đi, chuyển đến, học sinh bỏ học, có biện pháp vận động số trẻ em trong độ tuổi phổ cập, bỏ học, thất học đến trường để học, tổ chức mở lớp chống mù chữ.
- Cập nhật, thống kê số liệu trẻ 6 - 14 đến trường, rà soát số trẻ khuyết tật và xin giấy chứng nhận, cập nhật sổ phổ cập chính xác, lập sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, cập nhật sổ đăng bộ.
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo nắm bắt các thông tin kịp thời, thực hiện tốt theo tinh thần chỉ đạo cấp trên.
Điều 13. Giáo viên
- Giảng dạy phải đúng tuần, đúng buổi, đúng nội dung chương trình sách giáo khoa do Bộ GD-ĐT quy định.
- Không được tự ý thay đổi thời khoá biểu, buổi dạy, phân phối chương trình, giảm thời gian của tiết dạy, dồn ép nội dung chương trình.
- Sinh hoạt tập thể 40 phút vào đầu tuần (sinh hoạt tập trung chào cờ) và cuối tuần.
- Khi lên lớp phải có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định, giáo án phải soạn trước 01 tuần có kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn.
- Các loại hồ sơ chuyên môn phải hoàn thành ngay trong tuần, tháng đã dạy.
- Riêng sổ theo dõi chất lượng giáo dục học sinh, hàng tháng phải hoàn thành việc đánh giá, nhận xét các môn học và các hoạt động giáo dục học sinh theo quy định.
- Việc đánh giá, nhận xét, xét học sinh hoàn thành chương trình lớp học thực hiện theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT và Thông tư 27/2020/TT-BGD-ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định (Lưu ý việc chấm điểm bài kiểm tra, nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo đúng chính xác, tránh tùy tiện thiếu trách nhiệm).
- Thực hiện giáo dục toàn diện học sinh, dạy đúng các môn học, đặc biệt thực hiện dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, nội dung điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh, thực hiện tích hợp dạy học trong giáo dục kĩ năng sống, phòng chống tai nạn thương tích và sử dụng năng lượng tiết kiệm thông qua các môn học.
- Giáo viên đăng ký soạn giáo án trên máy vi tính trình bày đúng quy định và khuyến khích giáo viên giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin (giáo án điện tử);
- Không làm việc riêng trong khi giảng dạy như: Soạn giáo án, xem báo, nói chuyện riêng với người khác, đi ra ngoài, hạn chế nghe điện thoại…Trường hợp đặc biệt, khi có điện thoại phải ra khỏi phòng nghe.
- Tất cả hồ sơ sổ sách phục vụ cho công tác giảng dạy phải bao bìa dán nhãn bảo quản cẩn thận trong suốt thời gian mình đảm nhiệm.
(Tránh vẽ viết vào sách, làm mất trang, mất bìa không bao bìa dán nhãn).
- Khi soạn giáo án chú ý phần chương trình SGK có nội dung giảm tải, nội dung tích hợp vào các môn học, thể hiện đầy đủ về nội dung và phương pháp (Tránh soạn để có số lượng, không đảm bảo chất lượng, những giáo viên soạn trên máy vi tính phải đảm bảo về hình thức, nội dung, phương pháp dạy. Tuyệt đối không được sao chép của người khác hoặc bất cứ hình thức nào. Mẫu giáo án, trình bày nội dung bài soạn phải thực hiện đúng quy định của ngành, trường; thời gian tổ kiểm tra, kí duyệt giáo án cụ thể như sau:
+ Tổ trưởng kiểm tra, kí duyệt giáo án trên máy tính của giáo viên trong tổ hàng tuần.
+ BGH kiểm tra, kí duyệt giáo án trên máy tính của tổ trưởng hàng tuần; kiểm tra kí duyệt giáo án của giáo viên 4 tuần/1 lần. (1 lần/ tháng)
- Các tiết dạy thao giảng, dự giờ phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy.
- Các chỉ tiêu đăng ký đầu năm phải phấn đấu đạt và vượt mức đề ra.
- Chịu trách nhiệm đối việc giảng dạy và chất lượng đã đăng ký khi không đạt hoặc đạt thấp.
- Khi họp cán bộ, giáo viên, nhân viên phải đeo thẻ viên chức. (Trừ trường hợp chưa có thẻ).
+ Nam áo bỏ vào quần gọn gàng, lịch sự khi đến trường.
+ Nữ mặc đồ lịch sự, kín đáo khi hội họp và mặc đồ dài khi giảng dạy, vào những ngày lễ trường tổ chức.
- Giáo viên đến làm việc, không được nói chuyện riêng hoặc đùa giỡn lớn tiếng nơi làm việc làm ảnh hưởng đến công việc của người khác.
- Không được tự ý dạy thêm, học thêm ở gia đình hoặc bất cứ nơi nào và tự tiện đặt ra để thu tiền học sinh.
- Làm việc, giảng dạy phải thực hiện đúng giờ; báo cáo phải đúng ngày quy định không được chậm trễ thời gian hoặc làm sai, làm cho qua chuyện. Nếu vi phạm lần thứ nhất lãnh đạo nhà trường nhắc nhở, vi phạm lần thứ hai giới thiệu trước hội đồng, lần thứ ba nếu là tổ trưởng chuyên môn thì thay đổi vị trí công việc, giáo viên kiểm điểm và đưa vào xem xét đánh giá, xếp loại; không xét thi đua khen thưởng trong năm học.
Đảm bảo tốt việc thực hiện các loại hồ sơ sổ sách trên máy tính. Triệt để ứng dụng CNTT vào giảng dạy theo quy định.
* Đọc sách thư viện:
+ Đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên mượn sách đọc đầy đủ theo quy định.
* Ý thức tổ chức kỉ luật:
+ Chấp hành tốt sự phân công điều động của nhà trường.
+ Tất cả CB, GV nghiêm túc thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Nói không với tiêu cực trong kiểm tra đánh giá HS và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và viêc cho sinh không đạt chuẩn lên lớp”; “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu năm học 2021-2022 mà ngành GD đã đề ra.
- Mỗi tháng giáo viên chủ nhiệm đăng ký một việc làm cụ thể cho HS của lớp mình phụ trách; cuối mỗi học kỳ nhà trường tổ chức kiểm tra lại, để đánh giá việc thực hiện của giáo viên; đây là một trong những tiêu chí để xét thi đua khen thưởng cuối năm học.
Điều 14. Học sinh
- Đến trường, đến lớp phải lễ phép vâng lời thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
- Học tập chuyên cần, khi có ý kiến phải giơ tay và được thầy cô giáo gọi phát biểu thì đứng lên phát biểu.
- Phải nghiêm túc trong giờ học, không được đùa giỡn, quay cóp, làm việc riêng khi giáo viên giảng bài.
- Không nói tục, chưỡi thề, vô lễ với ông bà cha mẹ, anh chị em và người lớn tuổi; thầy, cô giáo.
- Biết tôn trọng bạn bè trong lớp, trong trường và trong học tập.
- Phải siêng năng trong lao động, giữ gìn vệ sinh đầu tóc, quần áo, giày dép, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ trước khi đến lớp.
- Không ăn quà vặt trong thời gian học và trong khuôn viên trường học, không vứt rát bừa bãi trong phạm vi trường học. Nếu mua quà bánh ăn phải có nơi, có chổ, bỏ rác đúng nơi quy định.
- Không được gian dối trong kiểm tra thi cử, trộm cắp, tham gia tệ nạn xã hội như: Hút thuốc, uống rượu, cờ bạc…
- Không được nhuộm tóc đối với học sinh Nam và nữ. Không được hớt tóc đầu đinh, để đuôi tóc dài ở phía sau, đeo bông tai đối với học sinh Nam.
- Đi học chỉ đến trường trước 20 phút. Không la cà, chơi bời lêu lỏng trước và sau buổi học. Nghỉ học phải có đơn xin phép do cha mẹ viết.
- Đến lớp phải có đầy đủ dụng cụ học tập (Sách giáo khoa, đồ dùng học tập theo quy định của trường hoặc giáo viên phụ trách lớp).
- Không được trèo, leo, chạy nhảy trên bàn ghế, viết vẽ trên bàn ghế, làm hư hao tài sản của nhà trường (Hư hao nặng phải bồi thường).
- Trước khi vào lớp phải thực hiện vệ sinh phòng học và sân trường.
CHƯƠNG III
QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT, LAO ĐỘNG VỆ SINH TRƯỜNG LỚP
Điều 15. Quản lí tài sản và bảo quản cơ sở vật chất
- Từ Hiệu trưởng đến cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đều có trách nhiệm quản lí tài sản và bảo quản cơ sở vật chất trường lớp.
- Hằng năm nhà trường tổ chức kiểm tra đánh giá lại tài sản chung của trường đầu năm, giữa năm, cuối năm học.
- Mỗi bộ phận như: Văn phòng, Thư viện, Công đoàn, Đoàn - Đội…có trách nhiệm kiểm tra đánh giá tài sản theo quy định.
- Giáo viên có trách nhiệm kiểm tra sửa chữa kịp thời những hư hao về tài sản của phòng mình, lớp mình báo kịp thời những mất mát tài sản sau khi phát hiện, có trách nhiệm họp tổ mời phụ huynh đến trình bày việc mất mát đó, lập biên bản báo cáo về nhà trường.
- Nghiêm cấm cán bộ, giáo viên không được tự ý sử dụng hoặc cho mượn tài sản của trường khi chưa có ý kiến của Hiệu trưởng (Bàn ghế, bảng đen, tài sản khác…).
Điều 16. Lao động vệ sinh trường lớp
- Hàng ngày các lớp phải tổ chức cho học sinh quét dọn giữ vệ sinh lớp học của mình.
- Giáo viên cần kiểm tra vệ sinh trước khi vào học, phân công 1 em lớp phó phụ trách công tác vệ sinh.
- Toàn trường trong năm học phải tổ chức lao động dọn vệ sinh, làm cỏ, phát quang 2 lần/năm.
CHƯƠNG IV
MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC
Điều 17. Giờ học, giờ làm việc ở cơ quan
1. Giờ học
- Thực hiện đúng giờ lên lớp và làm việc theo quy định. Mỗi buổi học giáo viên phải đến lớp trước 15 phút để sinh hoạt 15 phút đầu giờ, kiểm tra vệ sinh trường lớp.
+ Buổi sáng: từ 7 h 0 phút đến 11 h 0 phút. Giữa buổi giải lao 25 phút.
+ Buổi chiều: từ 13 h 0 phút đến 16 h 45 phút. Giữa buổi giải lao 25 phút.
2. Giờ làm việc ở cơ quan
- Sáng 07h 00 phút đến 11h.
- Chiều 13h 00 phút đến 17h.
Điều 18. Giải quyết phép đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Trước khi nghỉ phép phải làm đơn xin phép thông qua hiệu trưởng, có lí do chính đáng mới được giải quyết. Người làm đơn phải gửi đơn trước từ 1 đến 2 ngày để nhà trường sắp xếp phân công giáo viên dạy thay. Không giải quyết bất cứ trường hợp nào xin phép bằng điện thoại (trừ trường hợp đặc biệt như tai nạn bất ngờ,...).
- Chế độ nghỉ phép thực hiện theo Luật bảo hiểm và Luật lao động quy định. Bệnh phải có giấy ra vào viện của nơi điều trị. Trường hợp nghỉ phép với lý do riêng nhà trường giải quyết, trừ vào tiết chuẩn. Nếu thiếu tiết nhà trường sẽ phân công dạy thay vào lớp khác để bù đủ tiết chuẩn. Một năm học nghỉ phép với lý do riêng quá 05 (năm) ngày thì không được xét thi đua khen thưởng.
- Hiệu trưởng căn cứ vào các quy định để giải quyết chế độ phép cho Phó hiệu trưởng và cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Riêng Hiệu trưởng xin phép phải được ý kiến giải quyết của Lãnh đạo Phòng GD&ĐT.
Điều 19. Quy định về giờ giấc, ý thức trong họp, sinh hoạt chuyên môn, giảng dạy, làm việc ở cơ quan
- Khi lên lớp, đến quan hệ công việc, làm việc ở cơ quan không có mùi rượu bia (Trừ trường hợp có khách nhà trường phải tiếp khách), không hút thuốc và không có thuốc lá để trong túi.
- Dự họp, sinh hoạt chuyên môn, thao giảng thực hiện đúng giờ giấc. Nếu trễ quá 10 phút kể như vắng không lí do. Trong khi họp nếu có công việc riêng ra ngoài phải có sự đồng ý của Hiệu trưởng hoặc tổ trưởng (Trừ trường hợp đặc biệt).
- Thời gian giảng dạy, làm việc ở cơ quan
+ Đối với cán bộ quản lý, Kế toán, Văn thư, Thư viện, Thiết bị, CNTT, Đoàn đội, Y tế làm việc theo giờ hành chính các ngày trong tuần và làm việc ngày thứ 7 đối với các ngày sinh hoạt chuyên môn, hội họp. Ngày chủ nhật nghỉ (khi có việc đột xuất, cần thiết thì làm việc ngày chủ nhật và nghỉ thay vào ngày khác).
+ Đối với giáo viên giảng dạy thực hiện dạy theo tiết chuẩn, những ngày thứ 7 có thể họp tổ, sinh hoạt chuyên môn.
Điều 20. Quy định về báo cáo, các kế hoạch
- Các mẫu báo cáo của nhà trường quy định không được sửa mẫu, báo cáo phải đầy đủ, đúng nội dung yêu cầu, nộp phải đúng thời gian quy định nếu trễ quá một buổi xem như không thực hiện.
- Phó hiệu trưởng, các đoàn thể, tổ chuyên môn báo cáo tháng cho hiệu trưởng vào ngày 25 hàng tháng (báo trong ngày). Nộp kế hoạch tuần vào thứ hai hàng tuần.
- Kế hoạch tháng khi xây dựng xong thông qua hiệu trưởng trước 02 ngày khi triển khai cho cán bộ giáo viên thực hiện. (kế hoạch chưa được kí duyệt xem như không có kế hoạch).
CHƯƠNG V
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
Điều 21. Quy định về thực hiện hồ sơ sổ sách
- Hồ sơ sổ sách của nhà trường, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các bộ phận, tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện đúng theo Điều lệ trường Tiểu học và những quy định của ngành.
- Từng bộ phận phụ trách công việc phải chịu trách nhiệm bảo quản hồ sơ mình phụ trách đúng theo quy định về thời gian lưu hồ sơ. Khi không còn đảm nhiệm công việc thì phải bàn giao hồ sơ cho người khác, có biên bản cụ thể.
Điều 22. Quy định về thời gian kiểm tra, kí duyệt hồ sơ, dự giờ
1. Đối với hiệu trưởng
- Kiểm tra, kí duyệt hồ sơ, giáo án 1 lần/học kì/giáo viên.
- Dự giờ 1 tiết/tuần (35 tiết/năm học).
2. Đối với phó hiệu trưởng
- Kiểm tra, kí duyệt giáo án 4 tuần/lần/giáo viên.
- Kiểm tra, kí duyệt giáo án tổ trưởng 1 tuần/lần.
- Kiểm tra, kí duyệt hồ sơ 4 lần/năm/giáo viên.
- Dự giờ 2 tiết/tuần (70 tiết/năm học).
3. Đối với tổ trưởng chuyên môn
- Kiểm tra, kí duyệt giáo án 1 tuần/lần/giáo viên.
- Kiểm tra, kí duyệt hồ sơ 1 lần/tháng/giáo viên.
- Dự giờ 4 tiết/tháng (36 tiết/năm học, kể cả các tiết thao giảng, hội giảng).
4. Đối với giáo viên
- Dự giờ 2 tiết/tháng (18 tiết/năm học, tính cả tiết dự thao giảng).
5. Một số quy định chung
- Đối với giáo án khi phó hiệu trưởng, tổ trưởng kiểm tra, kí duyệt góp ý xong trả lại cho giáo viên dạy thông qua tin nhắn hộp thư điện tử do ngành cung cấp.
- Các hoạt động kiểm tra phải có đủ biên bản, ghi rõ nội dung, nếu giáo viên nào vi phạm phải có biên bản vi phạm, có đủ chữ kí. Bộ phận nào thực hiện không đúng quy định, báo cáo không có biên bản, chịu trách nhiệm và làm bản tự phê trước hiệu trưởng.
- Đối với trường hợp cán bộ, giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn hoặc các trường hợp vi phạm khác, khi lập biên bản mà cán bộ, giáo viên đó không kí thì BGH, Công đoàn và tổ trưởng chuyên môn, giáo viên kí chứng kiến vào biên bản xem như hợp lệ. Nếu yêu cầu bộ phận nào không kí phải ghi rõ lí do.
- Việc phân công cán bộ, giáo viên giảng dạy thực hiện tiết chuẩn theo Thông tư số 15/2017/TT-BGD&ĐT ngày 9/6/2017 về việc sửa đổi một số điều của TT28/2009/TT-BGD&ĐT và theo chỉ đạo của Trưởng Phòng GD&ĐT nếu giáo viên nào thiếu tiết chuẩn thì phân công dạy thay hoặc phân công công việc khác cho đủ tiết chuẩn. Giáo viên thừa tiết chuẩn được giải quyết cho nghỉ trong thời gian giáo viên khác dạy thay. Việc phân công dạy thay, cho nghỉ trong thời gian giáo viên khác dạy thay hoặc phân công công việc khác do Hiệu trưởng quyết định.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Tất cả các thành viên trong nhà trường bao gồm: các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt quy chế này sẽ được khen thưởng, vi phạm quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.